Bạn đã biết gì về ROM và DDR3 ?

Bộ nhớ chỉ đọc, hoặc ROM (Read-only memory), là một loại bộ nhớ có thể lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn hoặc bán vĩnh viễn. Nó được gọi là chỉ đọc bởi vì nó không thể hay rất khó để ghi vào. ROM cũng thường được xem như bộ nhớ ổn định bởi vì bất kỳ dữ liệu nào được lưu giữ trong ROM thì vẫn còn đó, thậm chí ngay cả khi tắt máy. Như vậy, ROM là một nơi lý tưởng để đặt các lệnh khởi động máy tính đó là phần mềm khởi động hệ thống.

ROM

Lưu ý rằng ROM và RAM không đối lập nhau như một số người vẫn nghĩ. Cả hai đơn giản chỉ là các loại bộ nhớ. Trong thực tế, về mặt kỹ thuật, ROM có thể được phân loại như là một tập hợp con của RAM hệ thống. Nói cách khác, một phần khoảng địa chỉ bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên của hệ thống được ánh xạ vào một hoặc nhiều chip ROM. Điều này là cần thiết để chứa phần mềm cho phép máy tính khởi động; nếu không, bộ xử lý sẽ không có chương trình trong bộ nhớ để chạy khi khởi động máy.

BIOS ROM chính được chứa trong một chip ROM trên bo mạch chủ, nhưng cùng có những card tiếp hợp với những ROM trên card. ROM trên card tiếp hợp chứa các thủ tục BIOS hỗ trợ và những trình điều khiển cần thiết cho một card riêng biệt, đặc biệt là đối với những card này phải kích hoạt chúng sớm trong tiến trình khởi động, như là card video. Card mà không cần trình điều khiển kích hoạt lúc khởi động thường không có ROM, bởi vì những trình điều khiến này có thể được nạp sau này từ đĩa cứng trong tiến trình khởi động.

Hầu hết các hệ thống hiện nay sử dụng một loại ROM được gọi là ROM có thể lập trình có thể xoá bằng điện (EEPROM: electrically erasable programmable ROM), là một hình thức của Flash memory. Flash thực sự là bộ nhớ không ổn định có thể ghi lại, cho phép người dùng dễ dàng nâng cấp ROM hoặc phần cơ sở trong bo mạch chủ hoặc các thành phần khác (như card video, card SCSI, thiết bị ngoại vi…)

DDR3

DDR3 là tiêu chuẩn bộ nhớ JEDEC mới nhất. Nó cho phép các mức tốc độ cao hơn đi với sự tiêu thụ năng lượng thấp hơn và độ tin cậy cao hơn DDR2. JEDEC bắt đầu làm việc về đặc điểm kỹ thuật DDR3 vào tháng 6 năm 2002, các module bộ nhớ DDR3 đầu tiên và hỗ trợ các chipset (các phiên bản của Intel dãy 3xx) được phát hành cho các hệ thống trên nền Intel vào giữa năm 2007. Do sự hỗ trợ bị hạn chế và giá cao ngay đầu tiên, DDR3 không thông dụng cho đến cuối năm 2008 khi Intel sản xuất bộ xử lý Core i7, bao gồm một bộ điều khiển bộ nhớ DDR3 kênh ba được tích hợp. Vào đầu năm 2009, tính phổ biến gia tăng khi AMD phát hành các phiên bản Socket AM3 của Phenom II, phiên bản đầu tiên này hỗ trợ DDR3. Suốt năm 2009, với sự hỗ trợ hoàn toàn của Intel và AMD. DDR3 cuối cùng đạt được giá ngang bằng với DDR2, làm DDR3 bắt đầu át hẳn DDR2 trong kinh doanh.

Module DDR3 dùng thiết kế tín hiệu cao cấp, bao gồm sự tự kiểm tra trình điều khiển (selfdriver calibration) và sự đồng bộ hoá dữ liệu đi cùng với một cảm ứng nhiệt trên bo tùy chọn. Bộ nhớ DDR3 chỉ chạy ở 1,5V, gần 20% ít hơn bộ nhớ DDR2 1,8V. Điện áp thấp hơn kết hợp với hiệu quá cao hơn làm giảm toàn bộ sự tiêu thụ năng lượng lên tới 30% so sánh với DDR2.

DDR3 khá phù hợp đối với hệ thống mà bus bộ xử lý và/hay bus bộ nhớ chạy ở 1,333MHz hoặc cao hơn, nhanh hơn tối đa 1,066MHz được hỗ trợ bởi DDR2. Để bộ nhớ tốc độ cao hơn trong các hệ thống tiêu chuẩn (không vượt xung), các module DDR3 có tốc độ PC3-10600 và PC3-12800 cho phép các băng thông 10.667MBps và 12,800MBps, theo thứ tự. Khi được kết hợp trong hoạt động kênh đôi, một cặp module PC3-12800 dẫn đến một tổng băng thông 25,600MBps đáng ngạc nhiên. Các bộ xử lý với sự hỗ trợ ba kênh, như là Core i7, có các băng thông bộ nhớ 32.000MBps và 38,400MBps dùng DDR3-1333 và DDR3-1600, theo thứ tự. Bảng 1 thể hiện các loại module DDR3 khác nhau chính thức mà JEDEC chấp thuận và các đặc điểm kỹ thuật băng thông.

Bảng 1: Các tốc độ module DDR3 (DIMM 240 chân) tiễu chuẩn JEDEC và các tốc  độ truyền.

Tiêu chuẩn module Loại chip Tốc độ đồng hồ (MHz) Những chu kỳ/ đồng hồ Tốc độ Bus (Bytes) Dung lượng bus (Bytes) Tốc độ truyền (MBps) Tốc độ kênh đôi Tốc độ kênh ba
PC3-6400 DDR3-800 400 2 800 8 6,400 12,800 19,200
PC3-8500 DDR3-1066 533 2 1066 8 8,533 17,066 25,600
PC3-10600 DDR3-1333 667 2 1333 8 10,667 21,333 32,000
PC3-12800 DDR3-1600 800 2 1600 8 12,800 25,600 38,400

MTps = Megatransfers/ giây

Mbps = Megabytes/second

DIMM = Dual inline memory module

DDR = Double data rate

Tiêu chuẩn được JEDEC chấp thuận chính thức nhanh nhất là DDR3-1600, bao gồm các chip chạy ở tốc độ hiệu quả 1,600MHz (các chuyển giao mega thực sự trong một giây), dẫn đến các module được đặt tên PC3-12800 và có băng thông 12,800MBps. Tuy nhiên, giống như với DDR và DDR2, nhiều nhà sản xuất sản xuất các module không tiêu chuẩn cho các hệ thống vượt xung. Những module này được bán với các tên không chính thức, các xung, các số liệu tốc độ vượt quá các đánh giá tiêu chuẩn.

Bảng 2 thể hiện các đánh giá tốc độ DDR3 không chính thức thông dụng mà tôi đã thấy trên thị trường. Nhận xét rằng các tốc độ của những module này vượt các tốc độ chipset và bo mạch chủ mặc định tiêu chuẩn, bạn sẽ không thấy bất kỳ thuận lợi nào để sử dụng chúng trừ khi bạn đang vượt xung hệ thống của bạn và bo mạch chủ hỗ trợ các thiết lập bộ nhớ và bộ xử lý vượt xung tương ứng mà những module này yêu cầu. Thêm nữa, do những module này dùng những chip tốc độ tiêu chuẩn đang chạy vượt xung, chúng hầu như luôn luôn đòi hỏi các thiết lập điện áp theo đặt hàng cao hơn 1.5V được sử dụng bởi bộ nhớ DDR3 tiêu chuẩn. Để ổn định hệ thống, tôi thường không đề nghị dùng bộ nhớ vượt xung (điện áp cao hơn), thay vì vậy chọn sử dụng chỉ những cái chạy theo tiêu chuẩn 1.5V của DDR3.

Bảng 2: Các tốc độ module (DIMM 240 chân) DDR3 vượt xung (không là tiêu   chuẩn JEDEC) và các tốc độ truyền.

Tiêu chuẩn module Loại chip Tốc độ đồng hồ (MHz) Những chu kỳ/ đồng hồ Tốc độ Bus (Bytes) Dung lượng bus (Bytes) Tốc độ truyền (MBps) Tốc độ kênh đôi Tốc độ kênh ba
PC3-11000 DDR3-1375 688 2

1375

8 11.000 22,000

33,000

PC3-13000 DDR3-1625 813 2 1625 8 13.000 26,000 39,000
PC3-14400 DDR3-1800 900 2 1800 8 14,400 28,800 43,200
PC3-14900 DDR3-1866 933 2 1866 8 14,933 29,866 44,800
PC3-15000 DDR3-1866 933 2 1866 8 14.933 29,866 44,800
PC3-16000 DDR3-2000 1000 2 2000 8 16,000 32,000 48,000

MTps = Megalransfers/ giây

Mbps = Megabytes/ giây

DIMM = Dual inline memory module

DDR = Double data rate

Các module DDR3 240 chân giống tổng số chân, kích cỡ và hình dạng chân chốt như các module DDR2 tuy vậy các module DDR3 không tương thích mạch điện DDR2 và được thiết kế với khóa khác nhau để làm chúng về mặt vật lý không thể thay thế cho nhau được.

Share

Recent Posts

Mở thẻ ngân hàng cho doanh nghiệp cần lưu ý những gì?

Việc mở thẻ ngân hàng là một bước quan trọng trong quá trình thành lập và quản lý tài chính…

11 months ago

Gửi tiền online: Những lợi ích và tiện ích bạn không thể bỏ qua

Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu có cách nào để gửi tiền trực tuyến mà không cần mất thời…

12 months ago

Thủ tục chuyển tiền quốc tế – Hướng dẫn và lưu ý quan trọng

Chuyển tiền quốc tế là quá trình đơn giản và tiện lợi để gửi và nhận tiền từ một quốc…

12 months ago

Tài trợ thương mại và các hình thức tài trợ thương mại: Tìm lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Tài trợ thương mại, hay Trade Finance là một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh quốc tế, đặc…

12 months ago

Những đặc quyền và lợi ích khi mở thẻ ngân hàng cho doanh nghiệp

Bạn là chủ doanh nghiệp và đang muốn biết về một cách bạn có thể thúc đẩy sự phát triển…

1 year ago

Tính năng vượt trội của ngân hàng số

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ số và internet, ngân hàng số đang dần trở thành một…

1 year ago