Categories: Máy tính

Cần lưu ý những gì khi chọn laptop học lập trình? Gợi ý laptop cho sinh viên lập trình

Hiện nay laptop đã trở thành một trong những công cụ hữu hiệu, không thể thiếu với mỗi sinh viên học lập trình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lựa chọn một laptop phù hợp với nhu cầu của mình đặc biệt là tân sinh viên. Chính vì vậy am hiểu được tâm lý của các bạn tân sinh viên lập trình, bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một vài lưu ý khi chọn laptop học lập trình để giúp việc học và làm việc đạt hiệu quả nhất.

Cách chọn laptop cho sinh viên mới học lập trình

1. Cấu hình

Để đảm bảo đáp ứng được mọi nhu cầu công việc thì việc lựa chọn cấu hình phù hợp là khâu quan trọng nhất. Do vậy khi lựa chọn cấu hình bạn cần chú ý đến các yếu tố sau đây:

RAM

RAM gọi là bộ nhớ tạm, là tên viết tắt của Random Access Memory. Trong tất cả mọi nhu cầu nói chung và nhu cầu của sinh viên lập trình nói riêng bộ nhớ tạm – RAM có dung lượng càng lớn sẽ càng tốt.

Lưu ý khi chọn laptop cho sinh viên lập trình

Chính vì thế khi chọn laptop bạn nên chọn những máy có dung lượng Ram lớn. Tuy nhiên để đáp ứng được mọi nhu cầu laptop lập trình sẽ có dung lượng Ram tối thiểu phải là 8GB.

CPU

Với tính chất đặc thù của lập trình viên thường sẽ làm việc đa nhiệm, mở nhiều tab làm việc cùng một lúc cho nên CPU cũng đặc biệt quan trọng như bộ nhớ tạm Ram. Bạn nên chọn laptop có CPU core i5 trở lên để đảm bảo thực hiện được và hiệu quả mọi công việc. Tuy nhiên lý tưởng và chất lượng nhất là CPU core i7.

Ổ cứng

Với dân lập trình thay vì chọn ổ cứng HHD thì bạn nên chọn ổ cứng SSD là tốt nhất. Bởi ổ cứng SSD giúp bạn tăng tốc thời gian đọc, ghi dữ liệu lên đĩa làm tăng hiệu năng của chương trình, từ đó hiệu suất công việc được tăng cao. Ngoài ra còn giúp cho khởi động máy và các chương trình được tăng lên nhanh chóng, bạn sẽ không phải chờ đợi khởi động máy trong thời gian dài, tiết kiệm thời gian một cách tối ưu nhất.

2. Thời lượng pin và khối lượng máy

Thời lượng pin và khối lượng máy cũng là một trong những yếu tố bạn cần quan tâm khi chọn laptop lập trình. Bởi sinh viên thường xuyên di chuyển nhiều do đó một chiếc laptop mỏng nhẹ và có lượng sử dụng lâu là một điều hết sức cần thiết. 

Về thời lượng pin bạn nên chọn pin có thời lượng sử dụng tối thiểu là 4 tiếng để đảm bảo quá trình học tập được xuyên suốt. Bởi có những tiết học lên tới 4 tiếng đồng hồ mà bạn không thể sạc được ngay trong lớp học. 

Về khối lượng máy, một chiếc máy mỏng nhẹ luôn là lựa chọn hàng đầu của người dùng. Đặc biệt là với sinh viên thường xuyên di chuyển rất nhiều nên laptop mỏng nhẹ sẽ giúp bạn di chuyển dễ dàng, thoải mái cũng như là có tính thẩm mỹ cao.

3. Bàn phím

Lựa chọn bàn phím phù hợp cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong lựa chọn laptop lập trình vì sinh viên IT thường sử dụng bàn phím rất nhiều. Vì vậy bạn nên chọn bàn phím có độ thoải mái, có đèn giúp bạn học tập và làm việc hiệu quả hơn.

Acer Aspire 7 – trợ thủ đắc lực cho sinh viên học lập trình

Chiếc laptop Acer Aspire 7 A715 41G R150 R7 (NH.Q8SSV.004) được biết đến là một chiếc laptop học lập trình có hiệu năng mạnh mẽ nhờ chip AMD Zyren 7 rất phù hợp với sinh viên học lập trình. Với bộ vi xử lý 3750H từ nhà AMD với tốc độ CPU 2.30 GHz và ép xung nhờ Turbo Boost lên đến 4.0 GHz, được sản xuất trên tiến trình 12nm cho mọi ứng dụng, thao tác các công việc được nhanh chóng, mượt mà.

Học lập trình tốt hơn với Acer Aspire 7

Cùng với đó, máy sở hữu dung lượng RAM lý tưởng, dung lượng lớn lên tới 8GB DDR4 (2 khe) cho bạn thoải mái lưu trữ tài liệu. Đặc biệt cho phép chạy nhiều chương trình cùng một lúc một cách trơn tru mà không lo bị lag, đơ. Ổ cứng SSD 512GB NVMe PCI cho phép tốc độ khởi động máy, mở ứng dụng, chạy đa nhiệm một cách nhanh chóng nhất mà bạn không phải đợi chờ lâu mất thời gian.

Laptop Acer Aspire 7 dành cho sinh viên lập trình

Đặc biệt Acer Aspire 7 sở hữu màn hình có kích thước lớn lên tới 15.6 inch cho bạn những trải nghiệm không gian sống động nhất. Thêm vào đó, màn hình được trang bị công nghệ chống chói Anti Glare cân bằng ánh sáng màn hình với môi trường. Giúp hạn chế nhất tình trạng mỏi mắt, mờ mắt, bảo vệ thị giác một cách tốt nhất khi làm việc trước màn hình trong thời gian dài.

Ngoài ra với thiết kế mỏng nhẹ, tinh tế, trọng lượng chỉ 2.1 kg, độ dày 23.25mm cho bạn dễ dàng di chuyển đến mọi nơi mà không phải lo lắng nặng hay cồng kềnh. Với một chiếc laptop hội tụ đầy đủ những tiêu chuẩn, tính năng phù hợp với học lập trình như vậy sẽ là một lựa chọn không nên bỏ qua nếu bạn là sinh viên công nghệ thông tin.

Trên đây là một số gợi ý nhỏ trong cách chọn laptop học lập trình. Với những gợi ý trên hy vọng bạn sẽ lựa chọn cho mình một chiếc laptop tốt và phù hợp nhất. Chúc bạn học tập tốt!

 

 

Share

Recent Posts

Mở thẻ ngân hàng cho doanh nghiệp cần lưu ý những gì?

Việc mở thẻ ngân hàng là một bước quan trọng trong quá trình thành lập và quản lý tài chính…

11 months ago

Gửi tiền online: Những lợi ích và tiện ích bạn không thể bỏ qua

Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu có cách nào để gửi tiền trực tuyến mà không cần mất thời…

12 months ago

Thủ tục chuyển tiền quốc tế – Hướng dẫn và lưu ý quan trọng

Chuyển tiền quốc tế là quá trình đơn giản và tiện lợi để gửi và nhận tiền từ một quốc…

12 months ago

Tài trợ thương mại và các hình thức tài trợ thương mại: Tìm lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Tài trợ thương mại, hay Trade Finance là một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh quốc tế, đặc…

12 months ago

Những đặc quyền và lợi ích khi mở thẻ ngân hàng cho doanh nghiệp

Bạn là chủ doanh nghiệp và đang muốn biết về một cách bạn có thể thúc đẩy sự phát triển…

1 year ago

Tính năng vượt trội của ngân hàng số

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ số và internet, ngân hàng số đang dần trở thành một…

1 year ago