Lý do nên đặt ký tự cho ổ đĩa

Trên máy có từ hai ổ cứng trở lên mà mỗi ổ cứng lại chia thành nhiều phân vùng (partition) thì việc đặt tên đĩa của DOS dễ làm bạn “rối” vì chúng được gán theo một thứ tự “kỳ cục”.

Lý do là DOS chỉ định ký tự ổ đĩa cho các phân vùng chính (pri) trước rồi mới đến các phân vùng mở rộng (ext). Ví dụ: Có ba ổ đĩa, mỗi ổ đĩa chia hai phân vùng thì tên của chúng được gán là c cho phân vùng pri của ổ 1, D cho phân vùng pri của ổ 2, E cho phân vùng pri của ổ 3, F cho phân vùng ext của ổ 1, G cho phân vùng ext của ổ 2, H cho phân vùng ext của ổ 3. Đối với những người sử dụng máy tính ít kinh nghiệm, họ khó mà biết ký tự ổ đĩa được gán thuộc về ổ cứng nào (trừ ổ C).

lý do đặt ký tự cho ổ đĩa

Ký tự cho ổ đĩa

Bạn có thể tránh được rắc rối này bằng cách chỉ chia phân vùng ext cho các ổ cứng từ ổ thứ hai trở đi. Khi đó, DOS sẽ gán ký tự ổ đĩa theo đúng trật tự vật lý của chúng, nghĩa là lần lượt từ ổ thứ nhất đến ổ cuối cùng (vì chỉ có một phân vùng pri trên ổ 1).

Biện pháp này có một nhược điểm là tất cả các ổ đĩa không có phân vùng pri sẽ không khởi động được và không thể dùng làm ổ C nếu mang sang các máy tính khác.

Nếu đang sử dụng Windows 98 trên máy Pentium MMX trở lên, bạn có thể áp dụng cách đơn giản sau: Không khai báo ổ cứng thứ nhì trở đi trong BIOS. Khi vào Windows, hệ diều hành này tự phát hiện ra các ổ cứng đó và sẽ quản lý với các ký tự ổ đĩa được sắp xếp tiếp theo ổ cứng thứ nhất (ví dụ: c là phân vùng pri trên ổ 1; D là phân vùng ext trên ổ 1; E là phân vùng pri trên ổ 2; F là phân vùng ext trên ổ 2).

Biện pháp này có nhược điểm là không sử dụng được ổ cứng thứ hai khi khởi động với DOS, nhưng có ưu điểm là bạn vẫn chia ổ đĩa như bình thường (có thể dùng làm ổ C để khởi động khi chạy trên máy khác).

Nếu chạy Windows, bạn có thể vào Computer Manager/ Disk Management và thay đổi ký tự ổ đĩa tuỳ ý.

Format cấp thấp đĩa cứng (low level format)

Thông thường, nhà sản xuất đã format cấp thấp cho ổ đĩa trước khi xuất xưởng, format cấp thấp đĩa cứng (low level format) sẽ ghi lại thông tin định dạng lên từng sector đĩa cứng về mặt vật lý phù hợp với trạng thái đầu từ ghi/đọc lúc đó và “loại bỏ” các sector hư hỏng (nếu có) khỏi danh sách quản lý của mạch điều khiển (tránh trường hợp ghi vào đây làm mất dữ liệu). Sau thời gian sử dụng, có thể có một số sector bị hư hỏng hay tình trạng đầu từ đọc/ghi bị thay đổi (do các chi tiết cơ khí bị mài mòn), chúng ta nên format cấp thấp lại để cập nhật “tình trạng vật lý” mới cho ổ đĩa. Ảnh hưởng của nó tương đương với một lần ghi dữ liệu và không hề làm giảm tốc độ hay tuổi thọ của ổ cứng, tuy nhiên chúng ta cần chú ý các vấn đề sau:

Format cấp thấp đĩa cứng sẽ phát hiện các sector hỏng và sẽ giấu chúng về mặt vật lý (mạch điều khiển ổ đĩa) để tất cả các chương trình (kể cả hệ điều hành) không bao giờ dùng được các sector này, do đó mỗi lần format cấp thấp lại, có thể dung lượng đĩa hữu dụng sẽ bị giảm (nếu có thêm sector hỏng mới).

Mở hộp Vivo Y15
About Us

Laptop

Trang thông tin và trao đổi kiến thức công nghệ hiện đại. Các thông tin công nghệ được cập nhật và truyền tải đến đọc giả một cách nhanh chóng.